1. Công tác chuẩn bị thi công
1.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Đối với mặt bằng không phải lấp đất nhiều sau khi xác định được vị trí sân bóng cỏ nhân tạo phải tiến hành chặt cây,phát cỏ, bóc bỏ lớp đất hữu cơ bề mặt nếu có, dọn dẹp và vận chuyển chúng ra khỏi khu vực thi công.
- Đối với mặt bằng thi công phải lấp đất nhiều ngoài những công tác chặt cây,phát cỏ, bóc bỏ lớp đất hữu cơ bề mặt nếu có, dọn dẹp và vận chuyển chúng ra khỏi khu vực thi công còn tiến hành lấp đất và lu nèn từng lớp. Mỗi lớp đất dầy từ 30-50 cm lu nèn chặt rồi mới tiếp tục lấp đất lớp tiếp theo.
- Tạo rãnh tiêu thoát nước tạm khu vực thi công.
1.2. Phương án nền hạ
1. Phương án chia mái độ dốc
Chia mái độ dốc sân bóng cỏ nhân tạo có 2 phương án.
-
Phương án chia dốc 2 mái được áp dụng khi sân có diện tích ≤ 3000m2 . Độ dốc sân bóng cỏ nhân tạo 0,4-0,6%.
-
Phương án chia độ đốc 4 mái Được áp dụng tất cả các kích thươc sân. Độ dốc sân bóng cỏ nhân tạo 0,4-0,6%.
2. Phương án kết cấu nền hạ
TH1: Trường hợp sân bóng cỏ nhân tạo được thi công trên nền đất tốt ( nền đất nguyên thổ, nền đất bù đắp khối lượng ít,nền đất cát), có thể sử dụng phương án lớp kết cấu đá base chưa lu dầy trung bình 15-20cm theo cao độ đã chọn. Sau khi lu chặt nền base trải lớp mạt bù phẳng dầy trung bình 3-5cm.
+ Ưu điểm:
- Thi công nhanh.
- Nền hạ ổn định.
+ Nhược điểm:
- Phương án dùng đá base khi lu đạt độ chặt khó thoát nước âm chủ yếu là thoát nước mặt. Do đó khi thi công nền hạ theo phương án này cần kiểm tra kỹ độ dốc và độ phẳng của nền.
TH2: Trường hợp sân bóng cỏ nhân tạo được thi công trên nền đất tốt ( nền đất nguyên thổ, nền đất bù đắp khối lượng ít), có thể sử dụng phương án lớp kết cấu đá 4x6 chưa lu dầy trung bình 15-20cm theo độ đã chọn. Sau khi lu chặt nền base trải lớp đá mạt loại ít bột bù phẳng dầy trung bình 4cm.
+ Ưu điểm:
- Phương án dùng đá 4x6 khả năng thoát nước âm tốt.
- Khó tạo dốc và tạo phẳng.
- Chi phí thấp
+ Nhược điểm:
- Độ rỗng lớn dễ bị lọt mạt. để giảm bớt độ rỗng lớn khi lu cần phải lu kỹ, và dùng loại đá mạt ít bột.
TH 3: Nền đất yếu nền đất san lấp ao hồ, đầm lầy san lấp để lấy mặt bằng không thể sử lý triệt để nền đất yếu bắt buộc phải dùng tới phương án đổ bê tông dày 10cm có cắt khe chống nứt 5mx5m.
+ Ưu điểm:
- Phương án đổ bê tông khắc phục được hiện tượng lún cục bộ sân bóng cỏ nhân tạo trên nền đất yếu.
+ Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Phương án đổ bê tông không thoát nước âm chủ yếu là thoát nước mặt. Do đó khi thi công nền hạ theo phương án này cần kiểm tra kỹ độ dốc và độ phẳng của nền.
3. Phương án hệ thống thoát nước sân bóng cỏ nhân tạo
- Phương án 1: hệ thống rãnh thoát nước hở 4 xung quanh. Khi sân bóng có đường pít 4 xung quanh rộng ≥1m có thế làm hệ thống rãnh hở thoát nước( hệ thống rãnh không có lắp đậy). với độ dốc 0,2%. Lọt lòng rãnh 15cm-25cm.
- Phương án 2: hệ thống rãnh thoát nước kín 4 xung quanh. Khi khu đất không đủ khả năng làm đường pit 4 xung quanh bắt buộc hệ thống rãnh thoát nước phải nằm sát với sân trải cỏ hoạc đường pít 4 xung quanh <1 m thì nên làm hệ thống rãnh thoát nước có tấm đan.
- Đối với sân bóng cỏ nhân tạo có diện tích lớn. Có thể làm hệ thống thoát nước ngầm (hệ thống xươg cá) để chia nhỏ diện tích thoát nước, làm giảm thời gian thoát nước cho sân bóng.
1.3. Chuẩn bị vật tư vật liệu, máy móc thi công
- Chuẩn bị hệ thống cấp điện, nước phục vụ thi công.
- Liên hệ chuẩn bị vật liệu (đất, đá base, đá mạt, cát, đá sạch… ), máy móc (máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san... ) để đáp ứng kịp thời đảm bảo thi công được liên tục theo các giai đoạn.
- Chuẩn bị bãi tập kết vật tư vật liệu.
- Chuẩn bị các cọc tre, thép để phục vụ quá trình thi công san ủi đất, base theo độ dốc, san cán mặt mạt.
- Liên hệ với các tổ đội thi công sẵn sàng vào thi công theo các giai đoạn để đảm bảo tiến độ thi công.
2. Công tác thi công nền đất
2.1. Lu kiểm tra cao su, san ủi tạo dốc nền đất
- Giai đoạn thi công nền đất phải được tiến hành trong điều kiện thời tiết khô ráo.
- Bóc bỏ các lớp đất hữu cơ, đất yếu trên bề mặt. Lu rung kiểm tra cao su trên bề mặt sân, xử lý ngay các vị trí bị cao su.
- Bố trí các hệ thống thoát nước tạm.
- Căn cứ vào bản vẽ được cấp, căn cứ vào kết quả tổng hợp kiểm tra cos nền đất hiện trạng tiến hành rải cos san ủi nền đất theo độ dốc(0,4-0,6%) 2 mái hoặc 4 mái theo thiết kế.
- Dùng cọc tre đóng dãy cọc ở tim sân bóng, sau đó đóng hệ lưới cọc 10m x10m để tiến hành đánh dấu cos san ủi nền đất.
- Dùng máy thủy bình xác định cao độ đất san ủi tại vị trí các cọc, dùng bút xóa hoạc sơn đỏ đánh dấu cao độ san ủi đất vào cọc sao cho lái máy có thể quan sát được thuận tiện nhất.
- Trong quá trình thi công san ủi nền đất có thể phải đắp thêm chú ý khi đắp đất phải được đầm từng lớp.
- Sau khi đã ánh dấu cao độ nền đất trên mặt bằng thực địa tiến hành dùng ủi để san ủi nền đất theo cao độ đánh dấu.
Chú ý: Khi nền đất bị ướt do gặp phải trời mưa thì phải dừng thi công chờ nền đất khô thì mới tiếp tục thi công.
2.2. Lu đầm nền đất
Sau khi thực hiện xong công tác san ủi đất theo độ dốc thiết kế thì tiến hành công tác lu đầm nền đất.
- Lu đầm nền đất thông thường dùng lu rung 8T-12T. Trước tiên tiến hành lu tĩnh 1-2 lượt toàn bộ mặt sân sau đó mới tiến hành bật lu rung. Công tác lu được thực hiện cho tới khi nền đất đủ độ chặt thiết kế (k85-k90)
2.3. Kiểm tra nền đất sau lu
Sau khi tiến hành xong công tác lu nền đất thì phải kiểm tra hiện trạng nền đất sau lu.
Kiểm tra nền đất sau lu có vị trí nào bị cao su hay không nếu có thì tiến hành xử lý ngay.
- Nền bị cao su ( nền no nước,nước thoát chậm..): quá trình lu hoặc chịu tải trọng có hiện tượng đàn hồi mạnh, nứt bề mặt.
- Nếu không xử lý các vị trí cao su, sau này trong quá trình sử dụng sẽ dẫn đến hiện tượng nền bị nún do quá trình thoát hơi nước.
- Xử lý nền bị cao su, cào tơi phơi đất khô rồi tiến hàng lu lèn lại. Nếu vẫn còn bị cao su thì tiến hành gạt bỏ hết phần đất yếu bị cao su, và thay vào 1 lớp đất mới dày > 30cm. Sau đó mới đổ đất san lấp, lu lèn chặt.
Kiểm tra cao độ nền đất sau khi lu
Do sau khi lu nền đất sẽ có hiện tượng lún không đều nên cần phải kiểm tra lại cao độ nền đất sau lu để xác định vị trí cần phải ủi đi, vị trí cần phải bù thêm sau đó lu lại những vị trí vừa sửa, đồng thời cũng xác định được cao độ của nền base. Sai số cho phép của nền đất ±4cm.
2.3. Công tác thi công base (đá)
1. San gạt base (đá) theo độ dốc
- Căn cứ vào bản vẽ được cấp, căn cứ vào kết quả tổng hợp kiểm tra cos nền đất sau lu tiến hành rải cos san ủi base (đá) theo độ dốc(0,4-0,6%).
- Dùng cọc tre đóng dãy cọc ở tim sân bóng, sau đó đóng hệ lưới cọc 10m x10m để tiến hành đánh dấu cos san ủi nền base (đá).
- Dùng máy thủy bình xác định cao độ đất san ủi tại vị trí các cọc,dùng bút xóa hoạc sơn đỏ đánh dấu cao độ san ủi base (đá) vào cọc sao cho lái máy có thể quan sát được thuận tiện nhất.
- Đối với những sân có diện tích ≤1500m2 có thể dùng ủi để thi công san nền base (đá).
- Đối với những sân có diện tích >1500m2 nên dùng ủi để ủi phá sau đó dùng máy san để cắt cos mặt base(đá).
2. Lu nền base (đá)
Sau khi thực hiện xong công tác san ủi đất theo độ dốc thiết kế thì tiến hành công tác lu đầm nền base.
- Lu đầm nền đất thông thường dùng lu rung 8-10T. Trước tiên tiến hành lu tĩnh 1-2 lượt toàn bộ mặt sân sau đó mới tiến hành bật lu rung. Công tác lu được thực hiện cho tới khi nền base (đá) đủ độ chặt thiết kế.( k85-k90)
- Kiểm tra cao độ nền base (đá) sau lu.
Do sau khi lu nền base (đá) sẽ có hiện tượng lún không đều nên cần phải kiểm tra lại cao độ nền đất sau lu để xác định vị trí cần phải ủi đi, vị trí cần phải bù thêm sau đó lu lại, đồng thời cũng xác định được cao độ của mặt mạt. Sai số cho phép của nền base ±2cm.
4. Định vị sân, thi công hệ thống trụ điện, xây bó vĩa
Xác định kiểm tra lại kích thước sân, đánh dấu vị trí cột điện, bó vỉa bo xung quanh sân
4.1. Thi công trụ điện
Có 2 loại: trụ bê tông ly tâm và trụ côn kẽm.
1. Trụ côn kẽm:
- Khung móng định hình sẵn 800x300x300 + bulong chân cột M20 L=800
- Thông thường trụ côn kẽm có kích thước:
+ Đường kính đáy trụ D150
+ Đường kính đầu trụ D60
+ Đế 375x375 (tim lỗ 300x300)
- Thi công đào móng trụ có kích thước 0,8x0,8x0,9m.
2. Trụ bê tông ly tâm
- Thông thường có 3 loại 8,5m; 10,5m; 12m.. tùy theo vùng miền nhưng chủ yếu sử dụng trụ 10,5m có lực đầu kéo lớn hơn hoặc bằng 350.
- Thi công trước khung móng định hình: có kích thước 1x1x1m. Chừa sẵn lỗ dựng trụ có đường kính 42cm.
4.2. Xây dựng hệ thống thoát nước, bó vỉa
- Bó vỉa: Đào đất để đổ bê tông lót đá 4x6 mác 100 hoặc đá 1x2 mác 150. Dùng gạch thẻ (hoặc gạch ống) xây dày 100~200, tuỳ vào chiều cao bó vĩa (thường là 200mm). Cách khoảng 2-2,5m chừa 1 rãnh nhỏ khoảng 3-5cm để thoát nước cho sân. Sau đó tô trát hoàn thiện bề mặt bó vỉa. Mặt trên cùng của bó vỉa caohơn mặt đá mạt hoàn thiện 3cm.
- Hệ thống thoát nước: Đào đất để đổ bê tông lót mương thoát nước bằng đá 4x6 mác 100 hoặc đá 1x2 mác 150. Xây thành mương thoát nước rộng khoảng 25cm, cao 25cm (điểm khởi thuỷ) với độ dốc mương 0.2%. Tô trát thành và láng đáy mương với độ dốc khoảng 2%. Đổ bê tông đá 1x2 mác 200, thép @10-12 làm tấm đan đậy mương rộng 40cm, dài 100 cm khoét 2 đầu hoặc chừa lỗ thoát nước ở giữa.
- Mương thoát nước cần được thiết kế đủ lớn đảm bảo thoát nước cho sân, tránh trường hợp nước tràn ngược vào sân và thấm vào nền.
5. Công hoàn thiện mặt phẳng bẳng lớp đá mạt.
Lớp đá mạt là lớp mang tính bù phụ mặt không có tác dụng chịu lực chỉ có tác dụng tạo phẳng.
Do đó không nên quá dầy lớp mạt dày trung bình 4 cm.
5.1. San gạt đá mạt
- Căn cứ vào bản vẽ được cấp, căn cứ vào kết quả tổng hợp kiểm tra cos nền base(đá) sau lu tiến hành rải cos, san ủi mặt mạt theo độ dốc(0,4-0,6%).
- Dùng cọc sắt đóng dãy cọc ở tim sân bóng, sau đó đóng hệ lưới cọc 2m x2m để tiến hành đánh dấu cos rải mạt.
- Dùng máy thủy bình xác định cao độ đất san ủi tại vị trí các cọc,dùng bút xóa đánh dấu cao độ mạt vào cọc.
- Sau khi đánh dấu cao độ mặt đá mạt vào lưới cọc 2mx2m thì tiến hành đắp mốc để cán nền mạt trước khi rải mạt.
- Mạt tập kết thành các đống nhỏ ở trong sân sao cho quá trình thi công rải mạt bằng phương pháp thủ công được thuận tiện nhất tốn ít công nhất.
- Rải mạt công nhân dùng xe rùa vận chuyển mạt tới vị trí cần rải, sử dụng bàn cào để san mạt tương đối theo mốc đã đắp từ trước. Thi công từ góc xa về gần lần lượt tới đâu xong tới đó.
- Dùng thước nhôm 3m để cán mặt mạt theo mốc đã đắp.
5.2. Lu mặt mạt
Sau khi cán xong mặt nền mạt thi tiền hành lu nền mặt. Sử dụng lu có tải trọng nhỏ lu tĩnh mặt mạt. Trong khi lu tiến hành tưới nước mặt mạt.
5.3. Kiểm tra mặt mạt sau lu
Dùng máy thủy bình kiểm tra lại độ dốc sân theo thiết kế. Dùng dây cước kéo căng và dùng thước nhôm để kiểm tra độ phẳng mặt sân. Những vị trí bị nồi lõm quá 1cm thì phải sửa, bù.
5.4. Thi công hệ thống lưới chắn
Thi công lưới xung quanh sân
6. Hạng mục thi công điện
- Đối với sân bóng mini chuẩn dành cho 5 người cần lắp đặt 6 cột đèn 10-12 bóng tùy theo công suất chiếu sàng và chất lượng từng loại đèn.
Tuấn Việt Sport là đơn vị chuyên thi công sân bóng đá hàng đầu miền Trung với kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực thể thao. Uy tín, chất lượng và tận tâm, Tuấn Việt Sport tự tin là một trong những đối tác được tin tưởng bởi quý khách hàng và đối tác với mỗi dịch vụ, sản phẩm mà công ty cung cấp. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn thi công sân chi tiết nhất!