Tuấn Việt
Quy trình thi công lắp đặt thảm cầu lông

Bài viết liên quan

Không có dữ liệu

Quy trình thi công lắp đặt thảm cầu lông

Thảm cầu lông PVC được đưa vào sử dụng trong thi đấu giúp tạo môi trường thi đấu và tập luyện chuyên nghiệp hơn.

Thảm cầu lông được làm từ thảm PVC là loại chất liệu bằng nhựa dẻo. Thảm có độ đàn hồi giúp vận động viên tránh trơn trượt khi thi đấu. Thảm cầu lông còn giúp tăng độ bám dính chống trơn trượt, an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra thảm giúp hạn chế tiếng ồn, va đập không đáng có.

Thảm sân cầu lông có bề mặt trơn đàn hồi không nứt gãy. Thảm có độ nảy nhất định phù hợp với bộ môn cầu lông.

Cách chọn thảm sân cầu lông

Cầu lông là bộ môn có cường độ di chuyển nhiều và nhanh. Vận động viên cầu lông thường xuyên phải chạy đa hướng, tốc độ nhanh. Chính vì vậy, lựa chọn thảm lót sân cầu lông chất lượng cần được ưu tiên hàng đầu. 

Thảm sân cầu lông cần có độ bám dính ở cả mặt trên và dưới. Mặt trên có lực ma sát với chân vận động viên chống trơn trượt, mặt dưới bám chắc nền để thảm không bị xê dịch.

Thảm phải có độ đàn hồi tốt.

Thảm được làm từ chất liệu chống cháy và chống tĩnh điện.

Kích thước sân cầu lông 

Theo liên đoàn cầu lông thế giới BWF, sân cầu lông chuẩn thi đấu chuyên nghiệp được phân theo sân cầu lông đánh đơn hay sân cầu lông đánh đôi.

Kích thước sân cầu lông được mô tả như sau:

 

Sân cầu lông đánh đơn

          Sân cầu lông đánh đôi

Chiều dài sân cầu lông: 

           13.4 m

                 13.4 m 

Chiều rộng sân cầu lông: 

           5.18 m 

                   6.1 m

Độ dài đường chéo sân:

          14.3 m

                  14.7 m

Độ dày đường biên: 

          4 cm

                   4cm

Kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông

Cũng theo quy định của liên đoàn cầu lông thế giới, phần trên không của sân cầu lông (chiều cao sân cầu lông) đạt tiêu chuẩn phải có độ cao thấp nhất là 9m và khoảng trống xung quanh sân rộng ít nhất 2m, không có bất cứ vật cản nào. Với 2 sân cầu lông gần nhau thì khoảng cách giữa 2 sân ít nhất là 2m và tường bao xung quanh tốt nhất là màu sẫm. Sân cầu lông tiêu chuẩn thi đấu phải kín không được để gió luồn vào và thực tế thì các sân cầu lông chúng ta chơi thường thấy là sân tổng hợp dành cho cả đánh đơn + đánh đôi.

Quy trình thi công lắp đặt 

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Yêu cầu: Bề mặt nền phẳng, khô ráo và sạch sẽ

Sử dụng máy mài mài phẳng bề mặt , và vệ sinh sạch sẽ khô ráo trước khi  trải thảm. Thảm được lắp đặt trên nền xi măng bằng phẳng không bị lồi lõm.

Trường hợp mặt bằng vẫn bị lõm thì dùng keo dán thảm cầu lông để xử lý. Tạo độ mịn cho nền bằng cát mịn + keo Decoturf Acrylic + nước + xi măng

Dùng máy hút bụi công nghiệp vệ sinh bề mặt bê tông sạch sẽ. Bề mặt sau khi xử lý cần đảm bảo không bám bụi, không bám rong rêu, không dính sơn hay tạp chất. Bề mặt khô ráo mới trải thảm xuống được.

Bước 2: Định vị vị trí trải thảm

Sau khi đảm bảo nền có thể lắp đặt thảm, tiến hành định vị vị trí trải thảm. Lấy đường chuẩn để chia nền ra từng vị trí lắp đặt từng tấm thảm.

Vai trò của đường chuẩn giúp lắp đặt chính xác vị trí từng tấm thảm, tăng tính thẩm mĩ cho sân cầu lông

Định vị thảm cầu lông

Bước 3: Dán keo lên bề mặt bê tông. 

Sử dụng keo dán chuyên dụng do nhà sản xuất cung cấp. Trải thảm và ghép mí. Dùng băng keo hai mặt ở những điểm mí để cố định thảm, giúp thảm bám chắc hơn không bị xê dịch khi vận động viên thi đấu.

Bước 4: Hoàn thiện công đoạn lắp đặt thảm sân cầu lông

Tạo rãnh giữa các miếng thảm tại vị trí nối với nhau ( mép thảm) ( như hình vẽ)

Tạo rãnh giữa các miếng thảm đã nối với nhau

Hàn lại bằng dây hàn và máy hàn nhiệt

Cắt gọt phần thừa của dây hàn.

Cắt gọt phần thừa của dây hàn

Cắt rìa thảm ở phần mép tường để thảm vừa khít với tường. Trang bị thêm len chân tường giúp tăng độ thẩm mỹ, che mép thảm và kết nối tinh tế giữa thảm và tường.

Làm sạch vết keo, vệ sinh vết bẩn, lau lại sàn bằng nước sạch.

Các hạng mục khác khi làm sân cầu lông bạn cần lưu ý:

Cột căng lưới sân cầu lông

Hai cột căng lưới phải được đặt ngay trên đường biên đôi để phục vụ cho cả đánh cầu lông đôi lẫn đánh cầu lông đơn.

Thông thường, cột cầu lông có 2 loại là: 

- Cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.

- Cột cầu lông có bánh xe dễ dàng vận chuyển và tháo lắp.

Chiều cao của 2 cột lưới tính từ mặt sân là 1m55. Yêu cầu 2 cột căng lưới phải chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên đó..

Lưới cầu lông.

Lưới cầu lông phải được làm bằng những sợi nilon,  có dây gai mềm màu đậm, có độ dày đều nhau, mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm.

Lưới cầu lông tiêu chuẩn có chiều rộng 0.76m và chiều dài ngang sân là 6.7m.

Phần đỉnh lưới sẽ được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.

Luật cầu lông quốc tế quy định, không được để khoảng trống giữa lưới và hai cột lưới. Vị trí lưới phải được két sát vào thân trụ cầu lông.

Đường biên trên sân cầu lông.

Liên đoàn cầu lông Quốc tế quy định, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Trong đó:

- Sân cầu lông đánh đôi được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.

- Sân cầu lông đánh đơn sử dụng đường kẻ bên trong.

- Baseline: Là đường biên tại cuối mỗi bên sân, nó song song với lưới và chiều dài của đường này là toàn bộ chiều rộng của sân cầu lông.

- Center line: Là đường vạch vuông góc với lưới, chia 2 phần sân giao cầu cho mỗi bên trái và phải.

- Short service line: Là vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Thao tác giao cầu hợp lệ cần tối thiểu đi đến vạch này.

- Doubles Sideline: Là một đường thẳng, kết hợp với đường biên tại cuối mỗi sân để tạo thành các đường ranh giới bên ngoài của sân cầu lông.

- Long Service Line: Là vạch giao cầu dài. Khi giao cầu, bạn không được để cầu đi quá vạch này.

Hi vọng những thông tin chúng tôi đưa ra ở trên hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về đơn vị thi công lắp đặt sân cầu lông chuyên nghiệp hãy liên lạc ngay với chúng tôi!

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận