Kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn quốc tế
Trước khi tiến hành thi công sân bóng chuyền, cần phải xác định kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền. Kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) là dài 18m và rộng 9m, với độ cao trần tối thiểu 7m.
Luật thi đấu bóng chuyền cũng nêu rõ, tiêu chuẩn các đường kẻ trên sân có độ rộng chính xác là 5cm và phải có màu sắc khác hẳn với màu nền sân (thường dùng màu trắng hoặc màu vàng). Một sân bóng chuyền tiêu chuẩn khi vẽ sẽ gồm có các đường kẻ sau:
-
Đường giữa sân hay còn gọi đường chia đôi sân là đường giới hạn phân giữa khu vực sân của đội này với khu vực sân của đội khác.
-
Đường tấn công là đường kẻ trên sân cách đường giữa sân về mỗi bên 3m. Với những sân bóng chuyền thi đấu thì đường giữa sân được kéo dài thêm từ các đường biên dọc mỗi bên 5 vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15cm, cách nhau 20cm và tổng độ dài là 175cm (như hình bên trên).
-
Đường biên ngang hay còn gọi là đường cuối sân có chiều rộng 9m mỗi bên sân.
-
Đường biên dọc có chiều dài 18m mỗi bên và phần kéo dài biên dọc dài 15cm, cách biên ngang 20cm
Các loại mặt sân bóng chuyền
Các loại mặt sân bóng chuyền phổ biến hiện nay bao gồm:
Sân bóng chuyền xây dựng bằng Silicon PU
Sân bóng chuyền xây dựng bằng sơn Acrylic
Sân bóng chuyền xây dựng bằng nền bê tông
- Được sử dụng phổ biến ở các giải đấu chuyên nghiệp do độ bền và độ ma sát tốt, giúp bóng di chuyển chậm hơn và dễ kiểm soát hơn.
Sân bóng chuyền sử dụng thảm PVC:
- Được làm bằng các vật liệu nhân tạo như cao su,PVC... Các loại sân nhân tạo này thường có độ bền cao, dễ bảo trì và có thể sử dụng quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Quy trình thi công sân bóng chuyền chuẩn, đúng cách
Thi công nền hạ
Tạo móng của sân bóng chuyền, chúng ta nên kiểm tra kỹ càng để chắc chắn không có rễ cây, gốc, than bùn trong khu vực tạo nền móng.
-
Xung quanh khu vực này cũng phải được kiểm tra. Tìm những chỗ bị thấm nước từ các yếu tố bên ngoài và xử lí.
-
Phải chắc chắn rằng một nền móng đạt chuẩn trước khi bắt đầu xây dựng sân bóng chuyền đất cứng chuyên nghiệp.
Để đảm bảo tính đồng đều của nền sân, cần phải san lấp đất và đóng một lớp cát đủ dày để tạo ra bề mặt phẳng và độ cứng tương đối cho sân bóng chuyền.
Thi công lớp sơn chống thấm
Sau khi nền hạ được hoàn thành, cần tiến hành thi công lớp sơn chống thấm để đảm bảo sân bóng không bị thấm nước khi gặp mưa hoặc khi tưới nước vệ sinh. Lớp sơn chống thấm cần được thi công trên toàn bộ bề mặt sân bóng chuyền.
Làm rào thi công sân bóng chuyền và đèn sân bóng chuyền
Cần lắp đặt rào cản bao quanh sân bóng để đảm bảo an toàn cho người chơi và người xem. Đèn bóng chuyền thường là 8 hộp đèn cho 1 sân chuẩn. 6 hộp đèn cho 1 sân bóng chuyền không cần đầy đủ ánh sáng phía cuối sân. Còn lại tùy trường hợp có thể lắp đặt tùy chỉnh theo ý muốn của khách hàng. Ngoài ra, cần lắp đặt đèn chiếu sáng để đảm bảo cho trận đấu có thể diễn ra vào ban đêm.
Thi công lớp sơn chống thấm chính
Thi công lớp sơn chống thấm chính để đảm bảo sân bóng chuyền không bị thấm nước. Lớp sơn chống thấm chính này được thi công trực tiếp lên lớp sơn chống thấm trước đó.Đảm bảo bề mặt sau khi thi công phải khô ráo và sạch sẽ. Đây là bước phụ nhằm tạo độ chống thấm giúp cho mặt sàn sân chịu được nước. Tùy thuộc vào mặt sân bóng ta có thể thi công từ 1 đến 2 lớp. Để khô từ 2 đến 3 giờ tùy vào thời điểm thi công trước khi chuyển sang lớp sơn tiếp theo.
Thi công lớp sơn lót bảo vệ
Là lớp trung gian giữa lớp sơn chống thấm với lớp sơn đệm. Lớp lót tạo độ bám dính tốt với lớp đệm, là một công đoạn không thể thiếu trong việc sơn lớp sơn chính. Độ dày phụ thuộc vào bề mặt sân bóng và nhu cầu người chủ thi công. Lớp sơn lót bảo vệ này giúp bảo vệ lớp sơn chống thấm chính khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài và tăng độ bền cho sân bóng chuyền.
Thi công lớp sơn đệm và lớp sơn phủ
Sau khi hoàn thành thi công lớp sơn lót bảo vệ, cần tiến hành thi công lớp sơn đệm và lớp sơn phủ. Lớp sơn đệm giúp tăng độ đàn hồi cho sân bóng chuyền và giảm độ va đập của bóng. Lớp sơn phủ giúp bảo vệ lớp sơn đệm và tăng độ bóng bẩy cho sân bóng chuyền. Lớp đệm phải đạt độ khô thiết yếu rồi mới thi công lớp phủ.
Thi công đường line của sân bóng chuyền
Vẽ đường line cho sân bóng chuyền, Khi thi công để các đường line được đều và thẳng. Nên dùng giấy báo hoặc băng keo dán dọc theo các đường kẻ line nhằm xác định đi sơn lên. để mặt sân khô từ 5 đến 7 ngày nhằm để sơn chết hoàn toàn và đạt chất lượng tốt nhất khi đưa vào hoạt động. Đường line được vẽ bằng sơn trắng, đảm bảo tính chính xác và rõ ràng của khu vực đánh bóng, giúp trọng tài và người chơi có thể dễ dàng đánh giá và xử lý các tình huống trong trận đấu.
Báo giá thi công sân bóng chuyền tiết kiệm chi phí
Bảng báo giá thi công sân bóng chuyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, loại mặt sân, vật liệu sử dụng, độ cao và độ dày của nền sân, độ cao và độ sáng của đèn chiếu sáng, độ dày và loại sơn sử dụng. Thông thường, giá thi công sân bóng chuyền dao động với chi phí xây dựng trọn gói từ 1.500.000/m2.
Tuấn việt là đơn vị chuyên thi công sân bóng chuyền với hơn 10 năm kinh nghiệm thi công sân trên toàn quốc, chính sách bảo hành, bảo dưỡng sân lên đến 2 năm sau thi công.Chi phí thi công sẽ được Giảm 10% áp dụng cho diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Tùy vào vị trí và những điều kiện liên quan mà sẽ có những thay đổi phù hợp cho từng dự án. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn chi tiết và đầy đủ nhất: 0915561223
Kết luận
Việc thi công sân bóng chuyền chuẩn, đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sân bóng chuyền đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người chơi và giải đấu bóng chuyền. Quy trình thi công sân bóng chuyền chuẩn, đúng cách bao gồm nhiều công đoạn, từ việc xác định kích thước sân bóng đến việc lắp đặt vật dụng trên sân. Việc tuân thủ quy trình này sẽ giúp đảm bảo sân bóng chuyền được hoàn thiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, giá cả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người chơi và khán giả.